Bạn đang làm Seo hoặc làm quản trị viên của một website mà không biết đến khai thác tính năng của Webmaster tool thì thật là đáng tiếc. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết về Webmaster tool mà chỉ những người tìm hiểu chuyên sâu về nó mới có thể hiểu rõ và sử dụng một cách thành thạo. Vậy Webmaster tool là gì ? có chức năng gì? Hãy cùng BIDICO tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu Webmaster tool là gì ? Ứng dụng SEO & Digital Marketing
Webmaster Tools tên gọi khác là Google search console là một công cụ được Google cung cấp miễn phí cho người sở hữu website. Công cụ này có tác dụng giúp bạn xác định chính xác những sự cố xảy ra với website của mình, quản lý các đường link đến trang web, phát hiện những phần mềm độc hại và thậm chí là phân tích các từ khóa mà người dùng đã sử dụng để đến được với website của mình.
Đặc biệt bạn không cần mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu công cụ này, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để học là bạn có thể áp dụng được Webmaster Tools trong việc quản lý và điều hành website một cách hiệu quả nhất.
Các chức năng của Webmaster tool là gì ?
Khi bạn tìm hiểu rõ Webmaster tool bạn sẽ thấy công cụ này có rất nhiều chức năng quan trọng, hữu ích và cần thiết giúp ích cho bạn rất nhiều trong công cuộc quản lý web. Vậy chức năng của Webmaster tool là gì , dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các chức năng này.
1. Site Messages ( chức năng thông báo về tình trạng website của bạn)
Chức năng này có vai trò gửi thông báo cho bạn bất cứ khi nào trang web gặp trục trặc như việc báo cáo phần mềm độc hại, có link bất thường đến website hay gia tăng đột biến trong lỗi Crawl,…khi bạn thiết lập chức năng thông báo cho mail.
2. Search Traffic (tính năng search lưu lượng tìm kiếm)
Đây là một trong những tính năng hữu ích của công cụ này giúp nâng cao hiệu quả SEO. Chức năng này được cung cấp hoàn toàn miễn phí, cung cấp cho bạn các dữ liệu về: Keyword, landing page với những thông số về Clicks, Click Through Rate, Impression và Rankings. Do đó bạn có thể lọc những thông tin cần thiết và tải về bản báo cáo để phục vụ cho việc SEO website của mình.
3. Mobile Vs. Web
Chức năng là cung cấp cho bạn cách người dùng sử dụng thiết bị để tìm kiếm thông tin thông qua chức năng Search Queries (Truy Vấn).
4. Phân Tích CTR
việc phân tích những yếu tố này và nhìn vào kết quả Google Keyword Planner, giúp bạn có thể phát hiện ra những thông số ẩn sau thứ hạng của từ khóa, từ đó điều chỉnh chiến lược SEO một cách hợp lý.
5. Đo Lường
thông qua việc phân tích số lượng backlinks, lượng clic, tỷ lệ CTR và tỉ lệ tương tác bài viết để đo lường sự hiệu quả marketing của trang web.
6. Kiểm Soát
để cải thiện CTR, bạn có thể thử thay đổi meta description để đo lường xem việc thay đổi này có khiến CTR tăng lên hay không.
7. Liên Kết Tới Website
Các đường link tới website của bạn là một trong những tiêu chí xếp hạng quan trọng của Google nên việc nắm được thông tin về các đường link này sẽ giúp bạn tìm ra cách nâng cao khả năng xếp hạng website của mình.
Bên cạnh đó cách để bạn kiểm tra backlink tới trang web của bạn là kiểm tra người liên kết nhiều nhất.
Để biết chính xác trang nào trên trang web của bạn được backlinks trỏ tới nhiều nhất bạn nên kiểm tra nội dung được liên kết nhiều nhất.
Cách dữ liệu của bạn được liên kết: sẽ cho bạn biết chính xác anchor text của backlinks dẫn tới trang web của bạn được dùng là những anchor text gì.
8. Internal Link
Sẽ cập nhập và thống kê cho bạn những liên kết nội bộ dẫn tới trang web của bạn.
9. Mobile Usability
giúp bạn kiểm tra trang web của bạn có gặp phải trục trặc gì không, như: phông chữ, viewport, liên kết,…để kịp thời khắc phục, chỉnh sửa.
10. Structure Data
Với việc phân tích số liệu thống kế về structure Data sẽ giúp bạn có thể xác minh cách thức Google thu thập dữ liệu, cải thiện dữ liệu lỗi để cải thiện một lượng lớn CTR tới website của bạn.
11. Data Highlighter
là một công cụ cơ bản cho Google biết về những gì schema.org sẽ đánh dấu.
12. Cải Tiến HTML
Sẽ giúp bạn tối ưu hóa từ khóa và giải quyết vấn đề trùng lặp nội dung.
13. Google Index
cung cấp cho bạn thông tin về trạng thái chỉ mục của Google.
14. Index Status
là nơi cung cấp cho bạn các trang mà website của bạn đã được/ chưa được index.
15. Fetch As Google (hiện tại google đang tạm ngưng chức năng này)
là nơi submit bài viết cần index cho google để google index mà còn là cách giúp index (lập chỉ mục) bài viết của bạn.
16. Đánh Giá Độ Thân Thiện Seo
Để giúp bạn biết được bài viết bạn mới hoàn thành có cần cải thiện để bài viết thân thiện với SEO hay không.
Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về Webmaster tool là gì? chức năng của Webmaster tool? Hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin cần thiết và hữu ích đối với những ai quan tâm tới vấn đề này. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác tại mục Kiến Thức Seo 2021.