5 Điểm chết khi làm việc teamwork

Rate this post
Đây có phải là những điều teamwork bạn đang mắc phải? Và làm thế nào để giải quyết đây?
Vấn đề chung phổ biến của teamwork:
  • Thụ động
  • Sợ thay đổi, sợ việc khó
  • Thiếu sự sáng tạo
  • Không thường xuyên có thói quen update những điều mới
  • Không chịu thay đổi, có thói quen làm việc theo lối mòn
  • Thiếu quá trình nghiệm lại các vấn đề đã và đang diễn ra để tìm hướng giải quyết (lười tư duy)
  • Làm việc theo cảm tính
  • Lead kém, khó chuyển đổi
  • Năng lực tư vấn khách hàng kém
– …
————————————-
5 ĐIỂM CHẾT TRONG TEAMWORK
————————————-
1. KHÔNG TIN TƯỞNG NHAU.
Biểu hiện:
  • Không muốn bị ai đó nhận xét
  • Hay nghi ngờ
  • Sợ công kích
  • Dấu dốt
  • Không phải việc của tôi
  • Không công nhận sự nỗ lực của người khác
Vậy làm sao để team mở lòng, tin tương vào cộng sự vào leader? Làm sao để team mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân, nói lời thật lòng?
  • Tin rằng lời nói của người khác là muốn tốt cho mình
  • Gỡ vấn đề tại mình trước
  • Cần có niềm tin cực lớn và người đang có thiện chí giúp mình
  • Tổ chức buổi hợp ngồi lại với nhau
  • Tạo sự tự tin cho member
  • Suy nghĩ theo chiều hướng thiện chí và hợp tác tích cực
  • Ăn nhậu sau buổi họp
  • Kỹ thuật nhờ vả
  • Học cách xin lỗi chân thành và chấp nhận lời xin lỗi từ người khác
  • Tâm thế háo hức đến các buổi họp
-…

2. CÁ NHÂN HÓA

Biểu hiện:
  • Luôn muốn đứng đầu
  • Muốn được thể hiện địa vị, quyền hành
  • Cái tôi quá lớn
  • Ích kỷ, không quan tâm đến team

GIẢI PHÁP:

  • Phát triển bản thân (kiến thức, tư duy, tầm nhìn)
  • Không ngưng chia sẻ
  • Không sợ bị ghét, không sợ chỉ trích
  • Cho nhân sự thấy được tầm nhìn. Chia sẻ mục tiêu chung của team

3. SỢ ĐỐI ĐẦU

Biểu hiện:
  • Thỏa hiệp giả tạo
  • Ngại tranh luận, sợ mếch lòng
  • Truyền tải 1 chiều
  • Trốn hợp, không muốn đi họp
Cải thiện nó bằng cách nào?
  • Tạo môi trường để team ngồi lại
  • Tạo ra sự tranh luận. Leader có năng lực làm chủ tình huống và điều phối.
  • Sẵn sàng đón nhận lời góp ý của người khác

4. THIẾU TÍNH CAM KẾT

  • Tại sao OKRs lại thất bại? Do thiếu tính cam kết của mỗi cá nhân, cách làm máy móc
  • Không thấy nhắc nhở là lơ là. Thụ động
  • Không hiểu thì sẽ không hành động
  • không có chính kiến riêng
  • Ba phải, như nhược
  • LƯỜI
  • Không đồng tình nhưng vẫn cam kết
  • Ỷ lại, chờ người khác làm
Thay đổi bằng cách nào?
  • Công khai mục tiêu
  • Mọi sự cam kết cần có sự chủ động
  • Cam kết thực hiện mục tiêu (tập trung hết sức, không chểnh mảng, dấn thân)
  • Có deadline và giám sát của leader
  • Có công cụ đo lường, đánh giá và kỷ luật

5. TRỐN TRÁNH TRÁCH NHIỆM

– Vô tâm với teamwork của mình
– Không muốn tranh luận
– Không muốn ai nhắc đến khối lượng công việc của mình
Giải pháp
– Là leader phải cam kết trách nhiệm trước, tạo áp lực cho bản thân
– Dám làm và dám chịu trách nhiệm
– Làm gương
– Không giải trí quá nhiều
– Công khai mục tiêu
– Khuyến khích nhân sự đưa ra góp ý
—————————
Key để giải quyết các vấn đề trên
—————————
1. HỌC – HIỂU – HÀNH
Hầu hết các bạn mới bước vào môi trường marketing đều bị “bội thực” với khối lượng kiến thức khổng lồ hiện nay. Điều này dẫ đến trạng thái các bạn bị trạng thái “chín non”.
Các bạn đôi khi phải tiếp cận và chia sẻ những kiến thức mà không phải chính các bạn thực thi và thậm chí là không hiểu nó là gì.
Vấn đề “chín non” này không chỉ có ở các bạn nhân sự mới mà nó còn có ở các nhân sự lâu năm và cả leader ở rất nhiều doanh nghiệp.
➤ Làm thế nào để nhân sự không bị “chín non”?
– Thực hiện sâu sắc triết lý Học – Hiểu – Hành.
Với nhân sự mới, leader đã mất thời gian training thì cũng cần các bạn ra được việc và làm có kết quả. Cùng với sự hướng dẫn của leader, các bạn nhân sự mới cũng phải tự giác có tinh thần TỰ HỌC (học) để update nội lực giải quyết được vấn đề (hiểu) và ứng dụng nó vào ngay trong việc mình đang làm (hành). Nếu bạn không có tinh thần này, không chịu update, hay tự học thì cũng đồng nghĩa với việc không cùng chung chí hướng với triết lý của công ty => quy luật tất yếu diễn ra là các bạn phải bị đào thải.
Về cụ thể Tâm đã chia sẻ bài viết này rồi:
– Hãy LÀM GƯƠNG.
Muốn gỡ được các vấn đề của nhân sự trong team thì bản thân leader phải làm gương và gỡ rối cho chính mình trước đã. Sửa được mình trước thì tự khắc teamwork sẽ có sự thay đổi theo sau.
– Chia sẻ tầm nhìn với teamwork
Cần làm gì?
Tại sao phải làm nó?
Mục đích/ kết quả cần đạt.
Một điều dễ thấy là tất cả chúng ta đều có rào cản khi phải làm việc gì đó, đặc biệt là các nhân sự lâu năm thì rào cản này sẽ càng lớn (cái tôi lớn) và không muốn làm việc mà mình không hiểu rõ hay không hiểu nó sẽ mang lại lợi ích gì cho mình. Ở vị trí là 1 leader, cần phải biết rằng muốn teamwork cùng đồng lòng và cố gắng thì leader phải trang bị cho mình tầm nhìn lớn hơn và chia sẻ tầm nhìn đó với các thành viên trong team cùng thấy. Nếu không mọi thứ sẽ rời rạc và khó đạt được mục tiêu chung.
Một người có tầm nhìn hạn hẹp thì như thế nào?
– Thích phán xét
– Sợ bị phê bình
– Sợ phải nói ý kiến của mình
– Cái tôi cao, tôi đúng còn bạn sai.
Những điều này sẽ chỉ khiến chúng ta giới hạn mình lại và tự cho mình nhiều lý do hơn để không phải làm việc cần làm.
– Vận dụng kỹ thuật nhờ vả. Nhờ vả là một cả nghệ thuật – không nhờ được thì phải “vả” =))). Nhưng bạn biết rồi đấy, để người khác giúp mình thì cần bla bla…
————————–
Quan sát – Phân tích – Đúc kết
Trong quá trình làm việc và tự học, chúng ta không thể thiếu đi quá trình Quan sát – Phân tích – Đúc kết. Điều đó diễn ra như thế nào? Rất đơn giản, trong quá trình tự học/update, bạn hãy liên tưởng, xâu chuỗi các vấn đề mình đang gặp phải (liên quan đến mình, teamwork…) để nhìn thấy được gốc rễ nguyên nhân và suy nghĩ giải pháp giải quyết nó.
Nội dung đã edit từ buổi họp team và cuốn sách “5 điểm chết trong teamwork”. Bạn có thấy mình trong những điểm chết trên? Sửa ngay thôi!!!
Bài viết liên quan
Google Ads Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình quảng cáo Liên hệ nhận báo giá