Dịch Thuật Công Chứng

Rate this post

Dịch thuật công chứng là một thủ tục cần thiết để hoàn thiện các giao dịch, thủ tục liên quan đến nước ngoài ví dụ như làm hồ sơ xin VISA, hồ sơ du học, du lịch, xuất khẩu lao động… Vậy quá trình dịch thuật công chứng là gì? Tại sao phải dịch thuật công chứng? Có tự làm dịch thuật công chứng được không?… Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Dịch thuật công chứng là gì?

Dịch thuật công chứng là quá trình dịch thuật (1) văn bản tù ngôn ngữ gốc (vd: Tiếng Anh) sang ngôn ngữ đích (vd: Tiếng Việt). Sau đó công chứng bản dịch (2) này chuẩn xác về nội dung so với bản gốc và đúng pháp luật Việt Nam.

Thực chất của quá trình dịch thuật công chứng là chứng thực chữ ký của người dịch (cộng tác viên dịch thuật) bởi công chứng viên của Văn phòng công chứng hoặc cán bộ tư pháp tại Phòng tư pháp cấp quận huyện.

Dựa theo đơn vị thực hiện chứng thực bản dịch có thể chia thành 2 loại là dịch thuật công chứng Tư pháp và Tư nhân.

– Chứng thực bản dịch tại Phòng tư pháp (các quận huyện) được gọi là dịch thuật công chứng tư pháp. Quá trình dịch thuật tại Phòng tư pháp sẽ thông qua các cộng tác viên đã được kiểm tra trình độ và ký hợp đồng cộng tác viên.

– Chứng thực bản dịch tại Văn phòng công chứng được gọi là dịch thuật công chứng tư nhân. Quá trình dịch thuật tại văn phòng công chứng tư nhân cũng thông qua các cộng tác viên đã được kiểm tra và ký hợp đồng cộng tác viên.

>>> Có thể quý khách quan tâm: Dịch vụ dịch thuật nhanh và uy tín của Visa Global

Tại sao phải dịch thuật công chứng?

Dịch thuật công chứng là thủ tục quan trọng nhà nước sử dụng để giám sát các giao dịch. Chính vì vậy theo quy định của nhà nước, có nhiều giao dịch đòi hỏi hồ sơ phải được làm dịch thuật công chứng.

Ngoài ra kể cả không quy định thì hồ sơ được dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Tuy nhiên muốn làm dịch thuật công chứng thì tài liệu cần phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang sẽ cần đóng dấu giáp lai. Với các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ yêu cầu chữ ký là được.

Các văn bản, tài liệu nước ngoài cần được hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán, trước khi tiến hành dịch thuật công chứng tư pháp. Văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa (theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định về lãnh sự giữa Việt Nam và quốc gia đó).

Tự Dịch Thuật Công Chứng được không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 Luật công chứng 2014, người dịch (biên dịch viên) thực hiện dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.

Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

Như vậy bản dịch do cá nhân tự dịch thường chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân và sẽ gặp khó khăn về pháp lý khi cần công chứng bản dịch. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí dịch thuật công chứng thì có thể tự dịch sau đó làm hiệu đính bản dịch tại các công ty dịch thuật.

>>> Bảo vệ tính pháp lý của tài liệu của bạn với dịch vụ dịch thuật công chứng chất lượng cao của Bakaboo

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Google Ads Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình quảng cáo Liên hệ nhận báo giá